Ngành Hộ sinh là ngành chủ lực trong Y tế. Vì thế, khi ra trường các em có cơ hội việc làm lớn cùng với thu nhập hấp dẫn. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu học Cao đẳng Hộ sinh ra làm gì và mức lương bao nhiêu.

Học Cao đẳng Hộ sinh ra làm gì

Cao đẳng Hộ sinh làm việc tại cơ sở Y tế
Cao đẳng Hộ sinh làm việc tại cơ sở Y tế

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh, cơ hội việc làm rất lớn. Bạn có thể làm việc tại nhiều vị trí trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:

  • Hộ sinh tại bệnh viện, trung tâm Y tế: Hộ sinh thực hiện việc hỗ trợ sản phụ trong quá trình mang thai, sinh nở và chăm sóc hậu sản. Nhiệm vụ của Hộ sinh là theo dõi sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Trong quá trình đỡ đẻ, thực hiện hỗ trợ bác sĩ. Sau sinh, Hộ sinh hỗ trợ và hướng dẫn phụ sản trong việc chăm sóc em bé.
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh: Hộ sinh cũng có thể làm việc tại khoa nhi hoặc các trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh. Công việc bao gồm chăm sóc trẻ sơ sinh, theo dõi sức khỏe và hỗ trợ bố mẹ trong việc trông nom các bé nhỏ.
  • Tư vấn tiền sản và hậu sản: Làm việc tại các cơ sở Y tế hoặc phòng khám chuyên về sản khoa. Hộ sinh thực hiện tư vấn cho sản phụ về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ. Ngoài ra, hướng dẫn tập luyện và các phương pháp chăm sóc trẻ sau sinh.
  • Chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng: Hộ sinh có thể làm việc tại trạm Y tế xã, phường hoặc tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ em tại cộng đồng. Hộ sinh làm nhiệm vụ tổ chức khám sàng lọc, tiêm chủng, tư vấn phòng ngừa các bệnh lý trong thai kỳ.
  • Giảng dạy và đào tạo: Bạn yêu thích giảng dạy thì có thể học thêm lên cao sau thời gian trải nghiệm thực tế để thực hiện công việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm Y tế…
  • Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ (NGO): Với các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em tại tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực Y tế, sức khỏe cộng đồng, Hộ sinh tham gia công tác hỗ trợ công việc.

Mức lương ngành Hộ sinh

Cơ sở nhà nước tại Việt Nam

Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường đào tạo cao đẳng hộ sinh. Theo thống kê hiện nay so với nhiều ngành nghề, ngành Hộ sinh đang có mức lương khá tốt và ổn định.

Theo đó, mức lương ngành Hộ sinh sẽ được tính theo chức danh Hộ sinh cùng mức lương cơ sở. Cụ thể công thức tính như sau:

Công thức tính lương cơ bản hàng tháng: Lương cơ bản = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

  • Hệ số lương: Được quy định theo bậc, cấp bậc và thời gian làm việc (thâm niên).
  • Mức lương cơ sở: Mức lương cơ sở hiện hành do nhà nước quy định, áp dụng cho các cán bộ công chức, viên chức. Từ 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Đối với từng chức danh Hộ sinh khác nhau sẽ có hệ số mức lương khác nhau. Cụ thể như:

– Chức danh nghề nghiệp Hộ sinh hạng II:

+ Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên chuyên ngành Hộ sinh.

+ Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1).

+ Từ hệ số lương 4,40 triệu đồng đến 6,78 triệu đồng.

– Chức danh nghề nghiệp Hộ sinh hạng III:

+ Tốt nghiệp Đại học ngành Hộ sinh.

+ Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1.

+ Từ hệ số lương 2,34 triệu đồng đến 4,98 triệu đồng.

– Chức danh nghề nghiệp Hộ sinh hạng IV:

+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh.

+ Áp dụng hệ số lương viên chức loại B.

+ Từ hệ số lương 1,86 triệu đồng đến 4,06 triệu đồng.

Mức lương trên là mức lương cơ bản. Một số đơn vị, cơ sở Y tế còn áp dụng thêm phụ cấp đối với Hộ sinh. Các phụ cấp như: Phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp khu vực. Các khoản phụ cấp này khoảng từ 20-40% mức lương cơ bản giúp Hộ sinh có thêm thu nhập.

Cơ sở tư nhân tại Việt Nam

Đối với Hộ sinh công tác tại cơ sở tư nhân sẽ có mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương nói trên. Trung bình mức lương của Hộ sinh mới ra trường khoảng từ 7-9 triệu đồng/ tháng. Qua thời gian làm việc khi có kinh nghiệm, mức lương của Hộ sinh sẽ cao hơn từ 10-15 triệu đồng/ tháng.

Thu nhập của Hộ sinh rất hấp dẫn
Thu nhập của Hộ sinh rất hấp dẫn

Ngoài ra, ở các cơ sở Y tế tư nhân cũng vẫn có các khoản phụ cấp, hoa hồng dành cho Hộ sinh. Họ có thể làm tăng ca ngoài giờ với số tiền từ 200-400 nghìn/ ca. Bên cạnh đó, Hộ sinh cũng có thể làm thêm các công việc chăm sóc cho mẹ và bé ngoài giờ làm như: Giúp sản phụ trong khâu vệ sinh, tư vấn Y tế, vệ sinh, tắm cho bé, xử lý các tình huống như cương sữa, tắc tia sữa, cắt chỉ, thay băng, thay tã cho trẻ… Chi phí cho mỗi dịch vụ này cũng khá cao trung bình từ 200-500 nghìn tùy thuộc vào đặc thù mỗi công việc. Nhìn chung, Hộ sinh có rất nhiều cơ hội để tăng thu nhập của mình.

Cơ sở Y tế nước ngoài

Hộ sinh có rất nhiều cơ hội phát triển, không những trong nước mà còn ở ngoài nước. Mức lương Hộ sinh ở các nước phát triển rất cao như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…

  • Hộ sinh tại Hàn Quốc: Mức lương từ 30,000,000 – 50,000,000 KRW (tương đương 540 triệu – 900 triệu đồng) mỗi năm.
  • Hộ sinh tại Nhật Bản: Nếu bạn có thêm bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề cấp quốc gia của Nhật Bản mức lương mỗi năm lên tới 4,000,000 – 6,500,000 JPY (tương đương khoảng 600 triệu – 1 tỷ đồng).
  • Hộ sinh tại Canada: Mức lương mỗi năm khoảng từ 60,000 – 95,000 CAD (tương đương khoảng 1 tỷ – 1,5 tỷ đồng).
  • Hộ sinh tại Mỹ: Làm việc tại quốc gia này, mức lương Hộ sinh có thể lên tới $60,000 – 120,000 USD mỗi năm.

Yếu tố giúp học tốt ngành Hộ sinh để có thu nhập cao

Để học tốt ngành Hộ sinh và đạt được mức thu nhập cao sau khi tốt nghiệp, bạn cần tập trung vào một số yếu tố quan trọng. Những yếu tố này không chỉ giúp bạn thành công trong học tập mà còn nâng cao giá trị bản thân trong mắt nhà tuyển dụng và các bệnh nhân.

Kiến thức chuyên môn vững chắc

  • Học lý thuyết một cách nghiêm túc: Nắm chắc các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, quy trình sinh sản, phòng chống biến chứng sản khoa, chăm sóc hậu sản.
  • Thực hành lâm sàng: Tận dụng cơ hội thực hành tại bệnh viện, trung tâm Y tế để hiểu rõ quy trình làm việc thực tế.
  • Cập nhật kiến thức: Luôn học hỏi các tiến bộ Y khoa mới nhất, đặc biệt về chăm sóc sức khỏe thai kỳ và sinh sản.

Phát triển kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp khéo léo và thấu cảm giúp tạo niềm tin với bệnh nhân, đồng thời hỗ trợ bạn làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và bác sĩ.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Làm việc trong môi trường Y tế yêu cầu bạn phải biết cách ưu tiên và xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Đặc biệt quan trọng khi đối mặt với các ca sinh khó hoặc tình huống khẩn cấp.

Trình độ ngoại ngữ

  • Tiếng Anh chuyên ngành: Thành thạo tiếng Anh Y khoa giúp bạn đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, tham gia hội thảo quốc tế và có cơ hội làm việc ở nước ngoài.
  • Ngôn ngữ khác: Học thêm ngôn ngữ thứ hai (như tiếng Nhật, Hàn, hoặc Đức) có thể mở rộng cơ hội làm việc tại các bệnh viện quốc tế hoặc nước ngoài với thu nhập cao.

Chứng chỉ và đào tạo nâng cao

  • Hoàn thành các chứng chỉ chuyên sâu như: chăm sóc sản phụ nguy cơ cao, hỗ trợ hồi sức sơ sinh, tư vấn tiền sản và hậu sản.
  • Tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc chương trình đào tạo quốc tế để nâng cao chuyên môn và kỹ năng quản lý.

Thái độ làm việc chuyên nghiệp

  • Tận tâm và trách nhiệm: Thể hiện tinh thần trách nhiệm và luôn đặt sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu.
  • Đạo đức nghề nghiệp: Hộ sinh là một nghề nhạy cảm, yêu cầu bạn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức.
  • Thái độ học hỏi: Luôn cởi mở, sẵn sàng tiếp thu kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bác sĩ.

Cách chọn trường đào tạo Cao đẳng Hộ sinh tốt nhất

Chọn trường đào tạo tốt giúp bạn có được kiến thức vững chắc
Chọn trường đào tạo tốt giúp bạn có được kiến thức vững chắc

Chọn trường đào tạo Cao đẳng Hộ sinh là quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Để đảm bảo chọn được trường tốt nhất, bạn nên cân nhắc một số yếu tố sau:

Chương trình đào tạo chất lượng

Xem xét xem chương trình đào tạo có đầy đủ các môn học và kỹ năng cần thiết không, bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Chú ý đến việc trường có giảng dạy các kỹ năng lâm sàng và thực tế về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, chăm sóc hậu sản cũng như các tình huống khẩn cấp hay không.

Đơn cử có thể nhắc đến trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn. Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn áp dụng mô hình đào tạo 70 – 30, trong đó 70% thời gian học tập là thực hành, thực tập tại các cơ sở Y tế, bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe, còn 30% còn lại là lý thuyết tại trường. Mô hình này giúp sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo cơ hội để rèn luyện kỹ năng chuyên môn và làm quen với các tình huống thực tế trong ngành Hộ sinh. Từ đó, giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp nhờ kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình học tập.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Một trường đào tạo Cao đẳng Hộ sinh tốt cần có các phòng thực hành trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để sinh viên thực tập. Việc sở hữu cơ sở vật chất hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và thực hành. Sinh viên sẽ có được sự tự tin và có kiến thức, kỹ năng vững vàng khi bước vào nghề.

Chính sách học phí và học bổng

Học phí ngành Y tế thường khá cao. Do đó, hãy cân nhắc chọn trường có mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Ngoài ra, tìm hiểu các chính sách hỗ trợ học phí hoặc học bổng mà trường cung cấp để giảm bớt gánh nặng tài chính.

Hiện nay, có một số trường Cao đẳng đang có mức miễn giảm dành cho tân sinh viên khá lớn lên tới 100% với ngành Hộ sinh như: Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y Dược Pasteur…

Đánh giá từ cựu sinh viên và người trong ngành

Bạn hãy tìm hiểu ý kiến của các cựu sinh viên về chất lượng đào tạo, cơ hội thực tập và việc làm sau khi ra trường. Bạn có thể tham khảo thông tin từ các nhóm sinh viên, diễn đàn, hoặc trang web chính thức của trường.

Như vậy với bài viết trên chúng ta đã biết được công việc của Hộ sinh cũng như mức lương đáng mơ ước của ngành. Ngành Hộ sinh trong tương lai sẽ còn phát triển rất mạnh, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho người học.